Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Đăng nhập hoặc đăng ký để vào diễn đàn ngay các bạn nhé!

Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010 1-1
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Đăng nhập hoặc đăng ký để vào diễn đàn ngay các bạn nhé!

Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010 1-1
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn lớp ĐH Hóa Dầu 4 - Bộ môn Hóa Dầu - ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

[b]
Bài gửiNgười gửiThời gian
Comfort and confidentiality for casual dating Wed Apr 03, 2024 1:58 am
True Females Exemplary Сasual Dating Tue Feb 13, 2024 11:09 am
Xu hướng ReaL-time từ kết xuất đến mô phỏng sản phẩm Mon Aug 07, 2023 10:38 am
Digital Twin và Unity là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt Wed Jul 19, 2023 11:02 am
Tổng hợp các playlist cho người học 3D Fri Mar 03, 2023 9:09 am
Bản tin công nghệ CAD - 12 Trends Thiết kế đồ hoạ đầy cảm hứng cho năm 2023 Fri Feb 17, 2023 9:32 am
Công nghệ đồ hoạ đằng sau siêu phẩm Avatar 3D Thu Feb 02, 2023 9:35 am
Bí kíp tiết kiệm thời gian render Tue Jan 10, 2023 10:09 am
BricsCAD - Phần mềm CAD 2D/3D mới thay thế AutoCAD? Mon Dec 19, 2022 3:13 pm
Một số điều có thể bạn chưa biết về vật liệu Nhôm. Fri Dec 09, 2022 10:17 am
CÁCH TẠO VÀ KẾT XUẤT NHÂN VẬT BẰNG ORNATRIX Thu Nov 24, 2022 1:28 pm
Trao đổi tệp DWG trong Hợp tác thiết kế Fri Nov 04, 2022 1:23 pm
Có nên đăng ký thi chứng chỉ phần mêm quốc tế? Liệu có cần thiết? Thu Oct 13, 2022 1:53 pm
Computer-Aided Design là gì? Ưu nhược điểm của CAD trong thiết kế đồ họa ở nhiều lĩnh vực Wed Sep 07, 2022 2:44 pm
Ebook AutoCAD Tue Aug 23, 2022 8:42 am
Xu hướng ứng dụng phần mềm cho Thương mại điện tử, đồ hoạ AR và VR, Visualization Wed Aug 17, 2022 2:14 pm
CAD là gì? Kiến thức cơ bản và 10 phần mềm CAD tốt nhất cho mọi cấp độ người dùng Wed Aug 10, 2022 9:32 am
Tin công nghệ phần mềm không thể bỏ qua trong năm 2023 Mon Aug 08, 2022 2:00 pm
Phần mềm điều khiển máy tính từ xa, hỗ trợ làm việc nhiều nhóm hiệu quả Mon Aug 01, 2022 2:29 pm
Các Phần Mềm Thiết Kế Cảnh Quan Chuyên Nghiệp trong năm 2023 Fri Jul 29, 2022 8:55 am
V-Ray ra mắt các gói license mới, cơ hội trải nghiệm tất cả V-Ray trong 1 lần dùng Trial :lol: Tue Jul 26, 2022 9:44 am
Phần mềm thiết kế, mô phỏng tốt nhất hiện nay Wed Jul 20, 2022 3:55 pm
Thời đại 4.0, mọi việc đều cần đến phần mềm thì một CADer cần biết những gì? Fri Jul 15, 2022 8:48 am
Một số trang thông tin phần mềm công nghệ bạn nên theo dõi Mon Jul 04, 2022 4:09 pm
6 Xu hướng tìm kiếm cho ngành Kiến trúc, Kĩ thuật và Xây dựng trong năm 2022 Empty 6 Xu hướng tìm kiếm cho ngành Kiến trúc, Kĩ thuật và Xây dựng trong năm 2022 Wed Mar 02, 2022 11:11 pm
Phối cảnh không giới hạn với bản cập nhật 3ds Max 2022.3 Tue Dec 21, 2021 3:10 pm
Top 10 phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nhất hiện nay. Fri Jan 15, 2021 10:34 am
Mẹo cho người dùng AutoCAD Thu Jan 07, 2021 10:09 am
Honeywell UniSim Design Suite R390.1 Fri Aug 23, 2019 2:18 pm
GET 30% OFF AUTODESK SOFTWARE Mon Aug 14, 2017 3:54 pm

Share | 
 

 Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
FuSi
... ::: LPG ::: ...
... ::: LPG ::: ...
FuSi

Nam Horse
Tổng số bài gửi : 663
Được cảm ơn : 221 Birthday : 28/09/1990
Join date : 13/02/2010
Age : 33
Đến từ : Phú Yên

Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010 Vide
Bài gửiTiêu đề: Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010   Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010 I_icon_minitimeTue Oct 26, 2010 3:56 pm

Chuyên trang Dầu khí đăng loạt bài viết “Giải pháp phát triển công nghiệp lọc hóa dầu của nước ta sau năm 2010” của TS. Trần Ngọc Toản, nguyên Viện trưởng Viện Dầu Khí Việt Nam.

Bài 1: Lịch sử các dự án lọc dầu trong quá khứ

Xăng dầu là một loại hàng hóa chiến lược cực kỳ quan trọng cho mọi quốc gia cho nên Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến công nghiệp lọc hóa dầu rất sớm, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ trước sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.

Thế nhưng mãi đến năm nay nước ta mới chính thức có một nhà máy lọc dầu đi vào sản xuất theo quy mô công nghiệp. Để có thể tìm ra các giải pháp tăng tốc phát triển ngành công nghiệp này sau năm 2010, Hội Dầu Khí Việt Nam được sự cộng tác và hỗ trợ nhiệt tình của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trong tháng 8 /2010 đã tổ chức một hội thảo khoa học về nội dung này với sự tham gia rất đông đảo của các nhà khoa học và quản lý chuyên ngành trong cả nước.

Trong bài báo nhỏ này chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt kết quả của Hội thảo nói trên cùng một số thông tin mới cập nhật để bạn đọc và các cấp quản lý tham khảo và chỉ giới hạn trong lĩnh vực lọc dầu.

Để có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm và hiểu được nguyên nhân của sự chậm chạp trong sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp rất quan trọng này chúng ta cần điểm lại một ít về lịch sử các dự án chính trong quá khứ.

*******

Dự án lọc dầu đầu tiên được đưa ra từ những năm cuối của thập kỷ 1960 theo chương trình viện trợ của Trung Quốc với quy mô nhỏ, công suất lọc khoảng 1,5-3 triệu tấn/năm.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhà máy lọc dầu Dung Quất lớn nhất Việt Nam hiện nay (Ảnh: PVN)

Sau một thời gian dài đàm phán về công suất, công nghệ, địa điểm đặt nhà máy... hai bên không đạt được sự nhất trí và tình hình Mỹ đánh phá Miền Bắc mỗi lúc một leo thang nên dự án không còn được tiếp tục.

Ở Miền Nam, chính quyền Sài Gòn cũng có đề xuất vài dự án lọc dầu đặt ở Cam Ranh, Côn Đảo nhưng cũng chỉ nằm trên giấy. Sự không thành công của các dự án này là đương nhiên vì đó mới là khát vọng trong điều kiện lịch sử chủ quan lẫn khách quan đều không cho phép.

Sau ngày thống nhất đất nước, ngay từ 1975 Dự án khu Liên hợp lọc hóa dầu thành Tuy Hạ (Đồng Nai) được lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật, lập quy hoạch, nghiên cứu môi trường và nguồn cung dầu thô, khảo sát thiết kế, chuẩn bị xây dựng đợt đầu (3 triệu tấn/năm).

Đến năm 1992 thì quyết định đình chỉ xây dựng và phê duyệt quyết toán ngày 15/10/1994. Trong 10 năm đầu, các dữ liệu phục vụ đề án đều thiếu cơ sở khoa học, riêng nguồn dầu thô chỉ là giả định. Sau những chi phí khổng lồ trong suốt 19 năm chuẩn bị kỹ càng, dự án kết thúc bằng giải pháp chuyển giao mặt bằng cho các đề án khác.

Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đánh giá các mặt ưu, khuyết điểm của dự án này nhưng vẫn có thể thấy việc chỉ đạo, phê duyệt của các cấp có thẩm quyền còn rất duy ý chí, dẫn đến những lãng phí to lớn cả về tiền bạc, thời gian và nhân lực. Có lẽ hệ quả tích cực của đề án này là đã tạo ra một môi trường đào tạo cho chúng ta trong nhiều mặt công tác của một công trình công nghiệp phức tạp, hiện đại mà ta chưa có kinh nghiệm.

Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) được khởi động năm 1977 theo định hướng liên doanh với nước ngoài, công suất dự kiến ban đầu 5 triệu tấn/năm và đến năm 1979 thì tạm dừng. Năm 2000 dự án được tái khởi động với mục tiêu công suất 10 triệu tấn/năm.

Đến nay về cơ bản đề án đã được định hình, đối tác của PVN gồm Tập đoàn KPI (Kuwait), Idemitsu Kosan và Tập đoàn hóa chất Mitsui (Nhật bản) được tạo nhiều điều kiện thuận lợi, được tham gia thị trường phân phối nên việc thực hiện đầu tư dự báo sẽ được hoàn thành vào năm 2015.

Trước mắt tuy còn không ít khó khăn nhưng theo kết quả cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng bộ Dầu mỏ Kuwait, ông Ahmad Abdulla ngày 29/9/2010 hy vọng dự án này sẽ được vận hành tốt trong tương lai.

Tuy nhiên nếu tính từ ngày đề án được đề xuất cho đến khi trở thành hiện thực cũng phải mất trên 30 năm.

Dự án lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) được bắt đầu từ 1991, đã trải qua nhiều giai đoạn lựa chọn đối tác không thành công và chỉ sau khi có quyết định dũng cảm tự đầu tư hoàn toàn của Chính phủ đứng đầu là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 2003 thì sau 7 năm nhà máy mới ra đời, đánh dấu sự khởi nghiệp thực sự của ngành lọc – hóa dầu Việt Nam.

Hiện nay PVN đang nghiên cứu mở rộng nhà máy, nâng công suất lên 10 triệu tấn/năm với các sản phẩm đa dạng hơn và với nguồn dầu thô từ nước ngoài. Ngày 29/9/2010 PVN đã chính thức ký hợp đồng mua dầu ESPO với Tập Đoàn Dầu khí TNK-BP của Nga, mở rộng nguồn nguyên liệu quan trọng cho nhà máy lọcdầu Dung Quất cũng như các nhà máy khác sẽ xây dựng trong tương lai.

TNK-BP cũng đang muốn mua cổ phần của nhà máy này trong thời gian tới. Ngoài ra theo tin ngày 25/12/2006 trên [You must be registered and logged in to see this link.] binh dinh.com thì song song với dự án Dung Quất, PVN cũng nghiên cứu các dự án lọc dầu số 3, sô 4 dự kiến xây dựng tại Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Quảng Ninh nhưng cho đến nay chưa thấy những thông tin gì mới được công bố ngoài việc công ty JX Holdings Inc (Nhật bản) cũng sẽ tham gia vào dự án lọc dầu Long Sơn với tổng vốn đầu tư khoảng 700 tỷ Yên (7 tỷ USD).

TS. Trần Ngọc Toản
Về Đầu Trang Go down
http://hoadau-hui.co.cc
FuSi
... ::: LPG ::: ...
... ::: LPG ::: ...
FuSi

Nam Horse
Tổng số bài gửi : 663
Được cảm ơn : 221 Birthday : 28/09/1990
Join date : 13/02/2010
Age : 33
Đến từ : Phú Yên

Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010 Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010   Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010 I_icon_minitimeTue Oct 26, 2010 3:59 pm

PVN đặt ra mục tiêu của phát triển công nghiệp lọc dầu phải đảm bảo chiến lược an toàn năng lượng quốc gia, đến năm 2015 cung cấp được 80% nhu cầu sản phẩm xăng dầu tiêu dùng trong nước.

Tiếp mạch bài “Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010”, chuyên trang Dầu khí đăng tiếp loạt bài viết “Giải pháp phát triển công nghiệp lọc hóa dầu của nước ta sau năm 2010” của TS. Trần Ngọc Toản, nguyên Viện trưởng Viện Dầu Khí Việt Nam.

Bài 2: Chiến lược phát triển công nghiệp lọc dầu của Việt Nam

Nhu cầu các sản phẩm lọc dầu của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong đó có nước ta có xu hướng tăng cao hơn các khu vực khác vì tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao, mức sống được cải thiện nhanh.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Lọc dầu Việt Nam đang vươn mình ra biển lớn (Ảnh: PVN)

Do đó thách thức do tính cạnh tranh trong khu vực rất gay gắt, rủi ro trong phát triển lọc dầu là lợi nhuận biên thấp, điều này càng tăng cao đối với các nhà máy công suất bé, công nghệ lạc hậu nhất là khi thực thi luật thuế phát thải CO2. PVN thuộc nhóm những công ty dầu đang trong quá trình xây dựng của một nước còn nghèo, vừa hạn chế về trữ lượng, vừa hạn chế về tiềm lực công nghệ, nhân lực và tài chính nhưng lại phải gánh vác một trọng trách rất lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vì vậy PVN đặt ra mục tiêu của phát triển công nghiệp lọc dầu của Tập đoàn là phải đảm bảo chiến lược an toàn năng lượng quốc gia, đảm bảo đến năm 2015 cung cấp được 80% nhu cầu sản phẩm xăng dầu tiêu dùng trong nước và có một số sản phẩm xuất khẩu ra thị trường khu vực mặc dù nhiều điều kiện để thực hiện nhiệm vụ đó còn chưa đủ.

Bên cạnh việc xây dựng các nhà máy lọc dầu trong nước cần thiết phải mở rộng đầu tư chế biến dầu ở nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết, góp cổ phần ở những nơi thuận lợi. Để có vốn, Chính phủ và Tập Đoàn cần huy động nhiều nguồn đầu tư trong nước và ngoài nước một cách linh hoạt, kể cả chấp nhận đối tác nước ngoài đầu tư 100%.

Kế hoạch cụ thể trong lĩnh vực lọc dầu trong giai đoạn 2011 - 2025 theo công bố của PVN là:

Đưa Liên hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn vào hoạt động đúng tiến độ, nâng công suất NMLD Dung Quất lên khoảng 8,5 triệu tấn/ năm, điều chỉnh công nghệ và mở rộng nhà máy chế biến condensat Thị Vải với công suất khoảng 250 nghìn tấn/năm.

Đưa 3 nhà máy sản xuất methanol sinh học với tổng công suất 300 triệu lit/năm và 1-2 nhà máy diesel sinh học vào hoạt động.

Đưa nhà máy lọc dầu số 3 vào hoạt động với định hướng sản phẩm là các loại xăng dầu, nguyên liệu hóa dầu, dầu nhờn gốc và nguồn nguyên liệu là dầu thô Trung Đông.

Trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm lọc dầu sẽ xây dựng các kho đầu mối có địa điểm thuận lợi và các kho trung chuyển ở khu vực đông dân cư để tiến hành bán buôn, sáp nhập, mua cổ phần để nâng tổng thị phần bán lẻ xăng dầu của PVN lên 40% thị phần toàn quốc, liên doanh với các đối tác đã tham gia đầu tư xây dựng các nhà máy lọc dầu tại VN để thành lập các công ty phân phối và mở rộng mạng lưới bán lẻ.

*******

Ngoài các công trình lọc dầu trong khuôn khổ hoạt động của Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam, ở nước ta còn có các dự án lọc dầu khác của các địa phương đã được phổ biến trên các phương tiện truyền thông mà tiêu biểu là các đề án sau đây.

Dự án lọc dầu Cần Thơ: Dự án gồm Công Ty cổ phần đầu tư thương mại Viễn Đông và Công ty Semtech Limited B.V.I (Mỹ) góp vốn đầu tư. Liên doanh này được Thủ tướng chấp thuận từ 17/4/2008 và đã được Ủy Ban Nhân dân thành phố Cần Thơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 21/5/2008.

Theo báo cáo của sở KH&ĐT Cần Thơ thì mục tiêu của dự án là sản xuất LPG, xăng 92-95 octan, dầu diesel, naptha nhẹ, công suất 2 triệu tấn dầu thô/năm. Tổng vốn đầu tư khoảng 538 triệu USD.

Điều đáng ngạc nhiên là sau khi dự án đã được thẩm định tính khả thi thì chỉ trong vòng 10 ngày (15 đến 24/7/2009) nhà đầu tư đã thay đổi quy mô dự án với lý do lựa chọn công nghệ mới, giảm diện tích đất của dự án từ 250 ha xuống còn 50 ha, vốn đầu tư từ 538 triệu USD xuống còn 350 USD và mấy ngày sau đó Công Ty Semtech Limited quyết định rút lui ra khỏi Liên Doanh.

Cũng theo tin từ Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Đức, Tổng Giám Đốc Công ty CP đầu tư Thương Mại Viễn Đông (đơn vị góp vốn 161,4 triệu USD) cho biết đang tìm đối tác mới thay thế và dự định thành lập một công ty cổ phần, tái cấu trúc 100% nguồn vốn trong nước để thực hiện dự án.

Hiện nay dự án có nguy cơ bị thu hồi giấy phép vì Semtech đã rút lui và Công Ty Viễn Đông vẫn chưa chứng minh được năng lực tài chính để thực hiện dự án này.

Dự án lọc dầu Vũng Rô - Phú Yên: Dự án có công suất giai đoạn đầu 4 triệu tấn/năm, giai đoạn 2 nâng lên 8 triệu tấn/ năm, vốn đầu tư 1,7 tỷ USD. Chủ đầu tư là Technostar Management Limited (Anh Quốc) và công ty TNHH Tell Oil (Nga). Nguồn dầu thô Trung Đông và sản phẩm dự kiến là LPG, benzen, xăng RON92-95, nhiên liệu phản lực, diesel, polypropylen,lưu huỳnh.

Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động vào năm 2011, doanh thu 2,23 tỷ USD/năm, giá trị hiện tại ròng (NPV) 691,92 triệu USD với lãi suất chiết khấu 10%, tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 16,92%, thời gian hòan vốn khoảng 10 năm, sử dụng nhân lực vận hành nhà máy 690 người và trong thời gian xây dựng cần 5000 - 7000 lao động. Khi đi vào hoạt động nhà máy sẽ đóng góp ngân sách khoảng 96 triệu USD/năm.

Sau 2 năm cấp phép, dự án lọc dầu Vũng Rô dự kiến khởi công xây dựng vào tháng 7/2010 nhưng không rõ đến nay (10/2010) công trình này đã khởi công thực sự hay chưa. Ngày 27/5/2010, theo Thanh Niên online, phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải đã đi kiểm tra dự án Vũng Rô, nghe Tập Đoàn TechnoStar báo cáo tiến độ thực hiện dự án và đánh giá công trình này sẽ góp phần đắc lực cho phát triển kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra theo các nguồn tin không chắc chắn , một số tỉnh và thành phố khác cũng có ý định xây dựng nhà máy lọc dầu mini theo kiểu nhà máy mini của Saigon Petro, riêng Hải Phòng đã thành lập Trung Tâm nghiên cứu công nghệ lọc – hóa dầu.

TS. Trần Ngọc Toản
Về Đầu Trang Go down
http://hoadau-hui.co.cc
FuSi
... ::: LPG ::: ...
... ::: LPG ::: ...
FuSi

Nam Horse
Tổng số bài gửi : 663
Được cảm ơn : 221 Birthday : 28/09/1990
Join date : 13/02/2010
Age : 33
Đến từ : Phú Yên

Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010 Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010   Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010 I_icon_minitimeTue Oct 26, 2010 4:00 pm

Trong chiến lược dầu khí VN, dự báo nhu cầu các sản phẩm lọc dầu trong nước giai đoạn 2011-2015 giao động trong khoảng từ 15 triệu tấn (2011) đến gần 20 triệu tấn/ năm (2015).

Tiếp mạch bài “Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010”, chuyên trang Dầu khí đăng tiếp loạt bài viết “Giải pháp phát triển công nghiệp lọc hóa dầu của nước ta sau năm 2010” của TS. Trần Ngọc Toản, nguyên Viện trưởng Viện Dầu Khí Việt Nam.

Bài 3: Ngành lọc dầu Việt Nam tầm nhìn 2020

Theo thống kê của EIA, nhu cầu trung bình của thế giới năm 2005 là 5 thùng/người/năm, Trung Quốc 1,5 thùng/người/năm và Thái Lan là 4,6 thùng/ người/ năm.

Giả thiết đến năm 2015 kinh tế Việt Nam phát triển bằng với Trung Quốc(2005) và dân số 100 triệu người thì nhu cầu của ta lúc đó sẽ là 21 triệu tấn/ năm, còn nếu bằng với Thái Lan (2005) thì nhu cầu sẽ là 65 triệu tấn/năm. Tương tự như vậy, tổng nhu cầu dự báo trong chiến lược là 27 triệu tấn/năm cho năm 2025, tức là bằng khoảng hơn một nửa mức tiêu thụ của Thái Lan năm 2005.

Vậy số liệu dẫn ra trong chiến lược có phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước ta không hay là quá thấp? Lẽ nào đến 2025 nước ta còn tụt hậu khủng khiếp như vậy?.

[img:867e][You must be registered and logged in to see this link.]
Sau 10 năm nữa, nước ta sẽ nghèo tài nguyên dầu? (Vinasme.com.vn)

Vấn đề chung

Với trữ lượng thu hồi được công bố đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có thể xếp vào nhóm nước nghèo về tài nguyên dầu mỏ, thậm chí đến sau năm 2020 còn có thể xếp vào loại rất nghèo về tài nguyên dầu mỏ. Nhóm nước này thường chọn chiến lược phát triển hạ nguồn, dùng nguồn lợi nhuận từ lọc hóa dầu và dịch vụ phân phối các sản phẩm lọc hóa dầu để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng.

Vậy tại sao ta lại rất rụt rè trong chủ trương chỉ phát triển lọc hóa dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước mà không dám bằng nhiều con đường khác nhau thông qua hợp tác, liên kết với các nước khác hướng tới mục tiêu biến nước ta thành “trung tâm cung ứng và dịch vụ xăng dầu cho thị trường khu vực (Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Đài Loan, Hàn Quốc…)” mà ta rất có lợi thế về vị trí địa lý , như chiến lược dầu khí của Thái Lan, một nước rất ít tài nguyên dầu mỏ?.

Quy mô và phân bố địa lý các nhà máy lọc dầu theo hướng xây dựng các nhà máy công suất thật lớn, tập trung ở vài địa điểm ven biển đem lại nhiều ưu việt xét trên hiệu quả kinh tế nhưng nếu xét về rủi ro kỹ thuật, an ninh quốc phòng, thiên tai... thì có vấn đề gì phải cân nhắc không?.

Nguồn cung chiến lược về dầu thô cho các nhà máy lọc dầu Việt Nam chủ yếu là ở đâu xét trên phương diện an ninh và chính trị trong một thế giới còn nhiều biến động khó lường?

Các sản phẩm lọc dầu đặc thù cho thị trường Việt Nam và thế giới trong tương lai sẽ là gì xét trên tốc độ bùng nổ cuả cách mạng khoa học - kỹ thuật trong nền kinh tế trí thức cũng như vai trò của nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu thay thế trong 20 - 30 năm tới để chọn phương án công nghệ cho các nhà máy lọc dầu sẽ xây dựng trong tương lai với thời gian hoạt động của nhà máy thường là 25 - 30 năm?.

Những vấn đề nêu trên cần có những nghiên cứu sâu sắc mới giải đáp được nhưng hiện nay dường như còn quá thiếu vắng những đề tài nghiên cứu như vậy.

Các công trình lọc dầu của PVN.

Các công trình lọc dầu của PVN đều đã được nghiên cứu nghiêm túc và hầu như gần hết đã được các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt. Tuy nhiên ngoài những vấn đề chung đã nêu ở trên, vấn đề chiến lược huy động vốn đầu tư để có được bình quân khoảng 2 tỷ USD/năm chỉ giành cho lọc dầu cũng như lựa chọn mục tiêu, đối tác, công nghệ cho từng dự án cụ thể, lựa chọn phương thức tổ chức, quản lý, cải tiến các chính sách, chế độ , nội dung nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực có trình độ quốc tế ... đều là những vấn đề còn phải giải quyết lâu dài.

Việc nắm bắt kịp thời các nhu cầu xã hội, tiến bộ khoa học -công nghệ cũng như các yêu cầu an ninh , môi trường và thanh tra, kiểm tra tiến độ, chất lượng các công trình, phòng chống tham nhũng, lãng phí... là những yếu tố then chốt để chiến lược dầu khí được thực thi đúng kế hoạch như mong muốn.

Các công trình lọc dầu của các địa phương

Về chủ trương cho phép các địa phương xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu chúng tôi cho là đúng đắn vì nó đáp ứng quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, gắn nhà máy với thị trường tiêu thụ, góp phần phát triển kinh tế địa phương, hạn chế tính độc quyền của một số đại gia và cũng phù hợp với quan điểm an ninh quốc phòng…

Cần nói thêm rằng kinh tế địa phương chỉ có đặc trưng là quy mô nhỏ hơn kinh tế trung ương chứ không có nghĩa là trình độ hiện đại thua kém kinh tế trung ương, thậm chí nó có thể vượt trội hơn kinh tế trung ương nếu điều kiện cho phép.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải bảo đảm hiệu quả kinh tế và phải nằm trong quy hoạch chung, tổng thể của nền kinh tế quốc gia. Trong lĩnh vực lọc dầu, các nghiên cứu tổng kết của thế giới đều kết luận rằng các nhà máy quy mô nhỏ, công suất dưới 2 triệu tấn/ năm đều không kinh tế.

Trên thế giới trong thời điểm hiện tại, giá thành của một nhà máy lọc dầu hiện đại, xây dựng mới là khoảng 12.000 USD/thùng/ngày. Đây là một chỉ số có thể giúp chúng ta đánh giá dự án đắt hay rẻ. Theo tiêu chí này, nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất 6 triệu tấn/ năm thì giá thành tổng đầu tư trong hàng rào vào khoảng 1,5 tỷ USD là hợp lý. Sở dĩ giá thành của nhà máy này gấp đôi con số trên là vì các chi phí không thuộc phạm vi đầu tư của bản thân nhà máy như đền bù, giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, giải quyết những vấn đề xã hội có liên quan cộng với một số yếu kém trong quản lý quá lớn chứ không phải là đầu tư xây dựng cho nhà máy quá đắt.

Quay lại nhà máy của địa phương, tiêu chuẩn nói trên cũng cần áp dụng để xem có thể chấp nhận mức đầu tư cho nhà máy của chủ đầu tư hay không. Hiện nay một số nước phát triển hoặc đang phát triển có nhu cầu loại bỏ các nhà máy cũ, nhỏ, lạc hậu nên có thể rao bán giá rất rẻ, thậm chí cho không để họ khỏi phải mất chi phí cho phá bỏ. Từ đó có nguy cơ các nước nghèo, ham rẻ nhập về để rồi mang lấy những hậu quả nặng nề về hiệu quả kinh tế và môi trường.

Ngay đối với những cam kết bảo đảm tính hiện đại của thiết bị, công nghệ vẫn có thể bị lách qua trong quá trình xây dựng do trình độ khoa học - kỹ thuật của chủ công trình yếu kém, khó có thể kiểm soát, kiểm tra, chưa kể những tiêu cực khác. Ngoài ra nếu phát triển tự phát không theo quy hoạch chung thì không thể không gây ra những lãng phí của cải xã hội, không đảm bảo chất lượng sản phẩm, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động phân phối... mà hậu quả chắc sẽ không khác gì với chủ trương phát triển công nghiệp sản xuất xi măng địa phương lò đứng trước đây hay tình trạng của Trung Quốc sau phong trào đại nhảy vọt.

Như vậy, việc chấp nhận phát triển các nhà máy lọc dầu địa phương cần phải cân nhắc chu đáo, kỹ càng, toàn diện, không duy ý chí và chỉ nên áp dụng cho những địa phương có đủ tiềm lực huy động vốn (kể cả vay và liên doanh, liên kết) nhân lực cũng như có triển vọng phát triển mở rộng thành những cơ sở sản xuất lớn để có hiệu quả cao, góp phần cùng PVN giải quyết bài toán khó khăn về an ninh năng lượng trong quá trình nước ta tiến lên trở thành một quốc gia công nghiệp.

TS. Trần Ngọc Toản
Về Đầu Trang Go down
http://hoadau-hui.co.cc
Sponsored content




Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010 Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010   Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010 I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh :: Tin tức, bài báo hóa học và dầu khí :: Toàn cảnh Dầu khí-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất