Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Đăng nhập hoặc đăng ký để vào diễn đàn ngay các bạn nhé!

Giải mã thành công phân tử tiếp tay cho ung thư và HIV 1-1
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Đăng nhập hoặc đăng ký để vào diễn đàn ngay các bạn nhé!

Giải mã thành công phân tử tiếp tay cho ung thư và HIV 1-1
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn lớp ĐH Hóa Dầu 4 - Bộ môn Hóa Dầu - ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

[b]
Bài gửiNgười gửiThời gian
Comfort and confidentiality for casual dating Wed Apr 03, 2024 1:58 am
True Females Exemplary Сasual Dating Tue Feb 13, 2024 11:09 am
Xu hướng ReaL-time từ kết xuất đến mô phỏng sản phẩm Mon Aug 07, 2023 10:38 am
Digital Twin và Unity là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt Wed Jul 19, 2023 11:02 am
Tổng hợp các playlist cho người học 3D Fri Mar 03, 2023 9:09 am
Bản tin công nghệ CAD - 12 Trends Thiết kế đồ hoạ đầy cảm hứng cho năm 2023 Fri Feb 17, 2023 9:32 am
Công nghệ đồ hoạ đằng sau siêu phẩm Avatar 3D Thu Feb 02, 2023 9:35 am
Bí kíp tiết kiệm thời gian render Tue Jan 10, 2023 10:09 am
BricsCAD - Phần mềm CAD 2D/3D mới thay thế AutoCAD? Mon Dec 19, 2022 3:13 pm
Một số điều có thể bạn chưa biết về vật liệu Nhôm. Fri Dec 09, 2022 10:17 am
CÁCH TẠO VÀ KẾT XUẤT NHÂN VẬT BẰNG ORNATRIX Thu Nov 24, 2022 1:28 pm
Trao đổi tệp DWG trong Hợp tác thiết kế Fri Nov 04, 2022 1:23 pm
Có nên đăng ký thi chứng chỉ phần mêm quốc tế? Liệu có cần thiết? Thu Oct 13, 2022 1:53 pm
Computer-Aided Design là gì? Ưu nhược điểm của CAD trong thiết kế đồ họa ở nhiều lĩnh vực Wed Sep 07, 2022 2:44 pm
Ebook AutoCAD Tue Aug 23, 2022 8:42 am
Xu hướng ứng dụng phần mềm cho Thương mại điện tử, đồ hoạ AR và VR, Visualization Wed Aug 17, 2022 2:14 pm
CAD là gì? Kiến thức cơ bản và 10 phần mềm CAD tốt nhất cho mọi cấp độ người dùng Wed Aug 10, 2022 9:32 am
Tin công nghệ phần mềm không thể bỏ qua trong năm 2023 Mon Aug 08, 2022 2:00 pm
Phần mềm điều khiển máy tính từ xa, hỗ trợ làm việc nhiều nhóm hiệu quả Mon Aug 01, 2022 2:29 pm
Các Phần Mềm Thiết Kế Cảnh Quan Chuyên Nghiệp trong năm 2023 Fri Jul 29, 2022 8:55 am
V-Ray ra mắt các gói license mới, cơ hội trải nghiệm tất cả V-Ray trong 1 lần dùng Trial :lol: Tue Jul 26, 2022 9:44 am
Phần mềm thiết kế, mô phỏng tốt nhất hiện nay Wed Jul 20, 2022 3:55 pm
Thời đại 4.0, mọi việc đều cần đến phần mềm thì một CADer cần biết những gì? Fri Jul 15, 2022 8:48 am
Một số trang thông tin phần mềm công nghệ bạn nên theo dõi Mon Jul 04, 2022 4:09 pm
6 Xu hướng tìm kiếm cho ngành Kiến trúc, Kĩ thuật và Xây dựng trong năm 2022 Empty 6 Xu hướng tìm kiếm cho ngành Kiến trúc, Kĩ thuật và Xây dựng trong năm 2022 Wed Mar 02, 2022 11:11 pm
Phối cảnh không giới hạn với bản cập nhật 3ds Max 2022.3 Tue Dec 21, 2021 3:10 pm
Top 10 phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nhất hiện nay. Fri Jan 15, 2021 10:34 am
Mẹo cho người dùng AutoCAD Thu Jan 07, 2021 10:09 am
Honeywell UniSim Design Suite R390.1 Fri Aug 23, 2019 2:18 pm
GET 30% OFF AUTODESK SOFTWARE Mon Aug 14, 2017 3:54 pm

Share | 
 

 Giải mã thành công phân tử tiếp tay cho ung thư và HIV

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
tranhoai_dhpt5
. :: Gasoline A90 :: .
. :: Gasoline A90 :: .
tranhoai_dhpt5

Nam Goat
Tổng số bài gửi : 505
Được cảm ơn : 48 Birthday : 12/08/1991
Join date : 19/04/2011
Age : 32
Đến từ : BMT

Giải mã thành công phân tử tiếp tay cho ung thư và HIV Vide
Bài gửiTiêu đề: Giải mã thành công phân tử tiếp tay cho ung thư và HIV   Giải mã thành công phân tử tiếp tay cho ung thư và HIV I_icon_minitimeSun May 01, 2011 4:20 pm

Các nhà khoa học đã có được hình ảnh một phân tử quan trọng gắn liền với sự nhiễm HIV và bộc phát ung thư, nhờ đó có thể tìm ra cách trị bệnh

Sử dụng kỹ thuật tia X, các nhà nghiên cứu ở California (Hoa Kỳ) đã tìm ra cấu trúc của phân tử CXCR4 và biết được cơ chế hoạt động của nó.

Khám phá này có thể mở ra một chân trời mới cho việc phát triển các loại thuốc phòng chữa, tạp chí Science (Khoa Học) công bố.

Nhưng các chuyên gia nói cần tìm hiểu thêm về hoạt động của CXCR4.

Phân tử này xem ra đồng lõa với sự xâm nhập của HIV

Phân tử này là một thành viên trong họ các protein có tên gọi cảm ứng kép G-protein. Chúng phân bố rải rác trên màng nhầy của tế bào để truyền tín hiệu từ môi trường bên ngoài vào nội bào. Chúng kiểm soát hầu như mọi quá trình diễn ra trong cơ thể, từ sự phát triển tế bào, tiết hormon cho tới cảm thụ ánh sáng.

Giải mã cấu trúc phân tử này là bước quan trọng để định hình các loại thuốc phòng chống ung thư. Thông thường chức năng của CXCR4 là kích hoạt hệ miễn dịch và kích thích sự di chuyển tế bào.

Sự cố tín hiệu

Nhưng khi các tín hiệu bị nhiễu loạn, CXCR4 có thể khiến ung thư bộc phát thành bệnh. Để có được hình ảnh về phân tử quan trọng này, các nhà khoa học sử dụng một phương pháp gọi là ảnh tinh thể tia X.

Nhưng họ gặp khó khăn vì các protein màng nhầy rất ranh mãnh và khó dụ khị để tạo thành tinh thể cần thiết cho kỹ thuật tia X, nghiên cứu cho biết. Sau cùng họ phải mất đến ba năm mới đạt được điều kiện lý tưởng để có một hình ảnh rõ ràng về cấu trúc phân tử CXCR4.

Các nhà khoa học đã có được năm cấu trúc khác biệt của CXCR4. Chúng cho thấy phân tử này có cấu trúc liên kết đôi, khẳng định kết quả từ các thực nghiệm khác.

Cấu trúc “cụng ly”

Giáo sư Raymond Stevens, trưởng nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Scripps ở California, nói: “Các cấu trúc này tạo cơ sở cho việc hiểu biết những nguyên tắc cơ bản trong việc phát tín hiệu cảm ứng kép chemokin”.

Các hình ảnh cũng cho thấy CXCR4 có hình dáng như hai ly rượu vang cụng vào nhau. Các nhà nghiên cứu nói nhờ những hình ảnh này người ta có thể thiết kế những hợp chất điều tiết được hoạt động của CXCR4 hay ngăn chặn sự xâm nhập của HIV vào nội bào.

HIV chiêu dụ một số cảm ứng để vào được bên trong tế bào. Hầu hết người nhiễm HIV do virus đã đánh bại một cảm ứng có tên là CCR5.

Nhưng sau một thời gian, cộng đồng virus sẽ chuyển sang lợi dụng một cảm ứng khác và đó chính là CXCR4. Lý do tại sao người ta vẫn chưa hiểu được. Một số công ty đã chế được thuốc vô hiệu hóa cảm ứng CCR5.

Một hợp dược bịt được cả CCR5 lẫn CXCR4 có thể sẽ thành tựu lớn lao trong việc điều trị HIV, nhưng cần tìm hiểu thêm về hệ quả của việc vô hiệu hóa CXCR4, bởi vì cảm ứng này còn có vai trò trong việc điều tiết hệ miễn dịch.

Câu chuyện của CXCR4 có vẻ như một bài toán đã có được phương trình nhưng không dễ gì tìm ra lời giải. CXCR4, như bí danh và bản tính lẩn trốn của hắn, thật chẳng khác nào một “gián điệp hai mang”.

Đông y: khẳng định nguyên nhân mất thăng bằng cảm xúc

Tiến sĩ Subhuti Dharmananda - giám đốc Viện Y học cổ truyền Portland, Oregon, Mỹ - đã kết luận như trên sau khi tham khảo nhiều tài liệu của các đồng nghiệp Trung Quốc.

Không phải là các thầy thuốc phương Đông bỏ qua các yếu tố môi trường và thói quen sống, khuyến cáo xưa kia là nước uống và thức ăn thiu còn ngày nay là thuốc lá; nhưng cảm xúc vẫn được xem là thủ phạm chính gây nên ung thư.

Cả hai cực đoan của cảm xúc, cuồng nộ và ức chế, đều làm ảnh hưởng đến khí huyết và phủ tạng. Khi cơ thể suy yếu thì dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài, làm bệnh phát sinh.

Sun Binyan trong cuốn sách Ngăn ngừa và chữa chạy ung thư viết: “Theo hiểu biết của chúng tôi về các bệnh nhân ung bướu, hầu hết họ là những người đè nén cảm xúc. Họ có khuynh hướng nuốt hận vào trong. Mặc dù một số người được điều trị khả quan nhưng rồi sau đó bị kích thích cảm xúc khiến họ thoái lui, coi như vô ích. Một số khác không chịu đựng nổi khi hay tin mình ung thư. Tinh thần họ sụp đổ, làm việc chữa trị rất khó khăn”.

Một nghiên cứu ở Trung Quốc khảo sát 750.000 người ở Bắc Kinh để kiểm tra xem các yếu tố tâm lý xã hội đóng góp ra sao vào bệnh ung thư phổi. Kết quả cho thấy có ba tác nhân gắn liền với căn bệnh ung thư này:

1. Cảm xúc bộc phát thiếu kiềm chế

2. Môi trường làm việc xấu, quan hệ xấu với đồng nghiệp

3. Trầm cảm kéo dài

Trong đó người nữ dễ rơi vào trầm cảm kéo dài hơn người nam. Nghiên cứu này cho thấy mối liên hệ giữa cảm xúc và bệnh ung thư. Nhưng nó sẽ không đứng vững trước những đòi hỏi về định chất và định lượng khắt khe trong tiêu chuẩn nghiên cứu mà phương Tây quen dùng.

Nguồn: http://community.h2vn.com/index.php?topic=14575.0
Về Đầu Trang Go down
http://www.dhpt5.7forum.net
 

Giải mã thành công phân tử tiếp tay cho ung thư và HIV

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh :: Tài liệu nghành Hóa :: Hóa học ứng dụng-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất